Thời gian gần đây, có một số vụ ngộ độc xảy ra, nhất là ở các khu công nghiệp. Nhiều người cho rằng thời tiết mùa hè oi nóng là tác nhân làm cho ngộ độc thực phẩm (NĐTP) xảy ra nhiều hơn.
Thảo luận về việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2016 tại hội trường, ngày 5-6, trong khuôn khổ Kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XIV, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội (ĐBQH) bày tỏ lo ngại trước tình trạng thực phẩm bẩn tràn lan, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người dân cũng như phát triển kinh tế-xã hội của đất nước
Thời gian gần đây liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc, nghi ngộ độc tập thể, mới đây nhất ngày 30/5, 30 công nhân Công ty LC ở quận An Dương (Hải Phòng).
“Kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh hiện vẫn là một cuộc chiến, không cập nhật, không thể thống kê chính xác có bao nhiêu điều kiện do các điều kiện này đã biến thiên hàng ngày, hàng giờ’, ông Phan Đức Hiếu, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương nói.
Ở các làng quê trong các dịp lễ, tết, hiếu, hỷ hay những bữa ăn dân dã, rượu thủ công luôn góp mặt phổ biến. Và như một điều tất yếu, nhiều năm qua hoạt động sản xuất rượu thủ công tồn tại song hành trong đời sống sinh hoạt của nhân dân các vùng nông thôn trong tỉnh.
Sản xuất rượu thủ công là hoạt động sản xuất rượu bằng dụng cụ truyền thống như nồi, ống dẫn hơi rượu, bồn lạnh... quy mô nhỏ do hộ gia đình hoặc cá nhân thực hiện.
Theo TS Nguyễn Phú Cường - Vụ trưởng Vụ KHCN (Bộ Công Thương), rượu là sản phẩm đã có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia phải được đăng ký bản công bố hợp quy, được cơ quan có thẩm quyền chứng nhận… Nếu cơ sở sản xuất rượu không có giấy phép, lại không có công bố hợp quy thì vi phạm pháp luật tới 2 lần. Tuy nhiên, điều đáng nói là cho đến thời điểm này, quy chuẩn đối với rượu nấu thủ công vẫn chưa được ban hành, khiến người sản xuất, kinh doanh không có quy chuẩn nào làm căn cứ để nấu ra những sản phẩm đạt chất lượng. Còn người dùng thì nơm nớp lo sợ rượu độc
Nếu áp dụng đúng quy định, hơn 80% cơ sở, hộ nấu rượu thủ công hiện nay sẽ phải đóng cửa, vì thế, việc chủ động tháo gỡ cho người dân là rất cấp bách.
Không có lĩnh vực nào mà vấn đề quản lý nhà nước lại tác động trực tiếp, thường xuyên và nóng bỏng như an toàn thực phẩm (ATTP). Đây là lĩnh vực liên quan mật thiết đến sức khỏe, sinh mạng, tuổi thọ, giống nòi… do nhiều cơ quan cùng quản lý theo tiêu chí của sản xuất, kinh doanh, lưu thông, bảo quản và cuối cùng là đến người tiêu dùng